Pages

Thursday, November 7, 2013

Nhung trường Đại học xét tuyển có quan tâm tới nhu cầu tài chính và nhung trường xét tuyển không quan tâm tới nhu cầu tài chính.



Bài viết vừa rồi của tôi tập trung vào việc các gia đình nên ghi trong đơn xin nhập học rằng họ cần hỗ trợ tài chính hay không.

Đây là quan điểm của tôi: nếu bạn cần hỗ trợ tài chính để nhập học, bạn nên xin hỗ trợ. Trong trường hợp bạn quên xin, thì đây là bài bạn cần đọc ba`i  Bạn có nên xin hỗ trợ tài chính?

Bài viết đã đăng của tôi đã khiến một người mẹ có những nhận xét như sau:

Lời khuyên tốt nhưng sự thật đáng buồn là với một số trường, việc quên xin hỗ tài chính có thể giúp bạn được nhận vào học. Một số trường thực hiện xét tuyển không dựa trên yếu tố xin hỗ trợ tài chính, có nghĩa là họ quyết định dựa hoàn toàn vào đơn xin nhập học, mà không quan tâm tới nhu cầu hỗ trợ tài chính nhiều hay ít. Các trường khác, thì lại không thế và chỉ chấp nhận một phần trăm nhất định trong "Số tiền phải nộp" Tại những trường này, việc không xin hỗ trợ tài chính lại có thể có lợi cho bạn. Bạn có thể hỏi từng trường về chính sách nhập học của họ. Cho dù vậy, lời khuyên ở đây dường như đúng cho các lý do vừa được nêu ra.

Người mẹ này đúng. Việc giàu có có thể tăng cơ hội được nhận vào trường Đại học bởi vì nhiều trường rất quan tâm tới nhu cầu hỗ trợ tài chính. Để hiểu việc này diễn ra như thế nào,  bạn cần phải hiểu định nghĩa thê nào là không quan tâm tới nhu cầu tài chính và thế nào là nhạy cảm với nhu cầu tài chính hoặc nói cách khác là quan tâm tới nhu cầu tài chính đươc đề cập trong các chính sách nhập học của các trường.

Các trường không quan tâm tới nhu cầu tài chính

Nếu một trường có chính sách tuyển sinh không quan tâm tới nhu cầu tài chính của sinh viên, thì trường sẽ chấp nhận sinh viên bất kể nhu cầu tài chính mà sinh viên cần là nhiều hay ít. Điều đó mới nghe thì có vẻ quá tốt, nhưng cách này có thể gây khó cho rất nhiều sinh viên.

Tại sao lại thế? Bởi vì nhiều trường tự gọi mình là không quan tâm tới nhu cầu tài chính của sinh viên lại không cấp đủ tiền trong gói hỗ trợ tài chính để sinh viên có thể nhập học mà không gặp tình trạng phá sản về tài chính.

Ví dụ một sinh viên có mẹ là một kế toán làm việc tại WalMart và cha thì bị tàn tật, nhập học tại trường có học phí là $50.000. Gia đình mừng rỡ cho đến khi họ biết rằng các gói hỗ trợ tài chính chỉ gồm khoản trợ cấp $20,000. Gia đình phải đào đâu ra tiền để có $30,000 cho năm đầu tiên,  và khoản tiền ít hơn cho 3 năm kế tiếp?
 
Trường hợp giả định trên minh chứng cho hiện tượng khoảng hở ở một bậc cao hơn. Có một khoảng hở - đôi khi khá lớn — giữa số tiền một sinh viên có số tiền nhà trường có thể hỗ trợ.

Khi khoảng hở này lớn, tôi cho rằng nếu nhà trường từ chối sinh viên luôn thì tốt hơn, thay vì trốn tránh đằng sau chính sách nhập học không quan tâm tới nhu cầu tài chính của họ. Chứ không phải thay vì từ chối luôn, các trường lại cấp cho sinh viên một gói hỗ trợ tài chính nghèo nàn rồi nghĩ rằng vì thế mà sinh viên sẽ vào học một trường khác. Thật không may là một vài gia đình không hiểu điều đó.

Trong khi rất nhiều trường khoác lác về chính sách nhập học không quan tâm tới nhu cầu tài chính của họ, thì trên thực tế điều này lại vô nghĩa, trừ khi họ cấp một khoản hỗ trợ tài chính thật tốt cho sinh viên  -  những người cần hỗ trợ $50.000 và cả những người có thể chỉ cần $5,000. Có rất ít trường làm được như vậy.

Các trường quan tâm tới nhu cầu tài chính hay còn gọi là nhạy cảm với nhu cầu tài chính.

Tại những trường có chính sách nhập học có xét tới nhu cầu tài chính, thì nhà trường chắc chắn sẽ kiểm tra nhu cầu tài chính của sinh viên. Tuy nhiên, tại nhiều trường, có lẽ hầu hết các trường, đa số sinh viên lại được chọn không phân biệt nhu cầu tài chính. Với cách tiếp cận này, một trường sẽ nhận hầu hết các sinh viên năm đầu mà không xem xét tới vấn đề mấu chốt là tài chính.
 
Tuy nhiên, để có thể quyết định hỗ trợ 10%, 20% hoặc 30%, một trường trước hết sẽ nhìn vào khả năng tài chính của người nộp đơn, sẽ ưu tiên cho sinh viên nhà giàu. Với phương pháp này, những sinh viên gần đạt yêu cầu của trường nhưng nghèo tài chính có thể bị từ chối. Còn những sinh viên gần đạt yêu cầu nhưng giàu có về tài chính có thể được nhận.
 
Nếu bạn muốn có một cái nhìn đầy đủ xem một chính sách quan tâm tới nhu cầu tài chính hoạt động ra sao, hãy đọc bài viết cũ nói về trường đại học Reed trên tờ New York Times, trong đó giải thích làm thế nào những sinh viên giàu có nhưng học yếu hơn lại có thể hưởng lợi từ việc này: Đại học sinh viên cần thì lại đóng cửa đối với sinh viên nghèo.

Ai cần phải lo lắng?

Dựa theo một trong hai phương pháp tiếp cận hỗ trợ tài chính nêu trên, thì một ứng cử viên có học lực giỏi và cần hỗ trợ tài chính lớn thường sẽ không cần phải lo lắng về việc bị từ chối. Mà người cần lo lắng là những sinh viên yêu cầu rất nhiều hỗ trợ nhưng lại đứng ở nửa dưới của danh sách ứng viên, những người có thể chỉ  nhận được chút ít thay đổi về tài chính hoặc đơn giản là bị từ chối nhận vào trường.

No comments:

Post a Comment