Pages

Saturday, November 30, 2013

Học cách viết bài luận từ người thực việc thực





Hy vọng bạn nhận thức được tầm quan trọng sống còn của các bài luận trong hồ sơ xin nhập học vào các trường đại học ưu tú. Để cung cấp thêm cho bạn một số quan điểm, tôi đưa ra ở đây một số bài luận mẫu đại diện trong số các bài tôi đang giữ. Tôi sẽ cho một số ý kiến chính về tác giả (tên đã được thay đổi để bảo đảm tính riêng tư), các nhận xét về bài luận của họ, và cho một số lời khuyên về cách viết bài luận.

Hãy xem xét trường hợp của Yvonne Tan, một sinh viên năm đầu tiên, người Mỹ gốc Á tại Đại học Pennsylvania. Cô đến từ Tây Nam Hoa Kỳ. Yvonne đến Mỹ từ khi là một cô gái rất trẻ, học tiếng Anh, và học tại một trường công cực kỳ cạnh tranh.  Và đây là những lời của chính cô ấy , mô tả một số chi tiết về cách viết bài luận của mình:
 
"Tôi xin vào học tại Đại học Pennsylvania theo quy trình nộp đơn sớm, và đã được chấp nhận. Hiện tôi đang học Penn. Tôi cũng nộp đơn vào Berkeley, Duke, Rice, Yale, Đại học Washington tại St. Louis, và Đại học Texas tại Austin. Kể từ khi tôi nộp đơn sớm vào Penn và được nhận, tôi đã rút đơn khỏi các trường khác.


"Về phần tôi, tôi đang làm một cách đáng ngạc nhiên. Nếu bạn muốn biết, điểm GPA của tôi hiện nay là 3,84. Tôi cũng có một công việc trợ lý nghiên cứu cho một giáo sư tại Trường Y Penn cùng một số các hoạt động và các nhóm câu lạc bộ khác. Tôi thích trường Penn! Tôi đã gặp những người thú vị nhất; một số họ thậm chí đến từ Ấn Độ và châu Phi!

"Tôi đã học được một số điều về quá trình xin nhập học.  Tôi nhận ra rằng phần quan trọng nhất của toàn bộ quá trình nộp đơn xin nhập học chính là bài luận. Không cần biết điểm GPA hay SAT của bạn cao thế nào,  một bài luận dở có thể hại bạn. Tôi có một người bạn,  người được lên dọc diễn văn tạm biệt vào lễ tốt nghiệp và đạt điểm SAT 1500 [M + CR] . Cô đã bị từ chối bởi hầu như tất cả các trường học cô xin vào học. Cô đã cực kỳ tự tin và không cảm thấy cô ấy cần phải cố gắng nhiều cho bài luận. Cô đã không nhận ra rằng phần quan trọng nhất chính là bài luận.

"Tôi biết một người làm việc tại một trong những văn phòng tuyển sinh của Ivy. Cô ấy nói với tôi rằng, đôi khi, tất cả chỉ là bài luận. Cô đã thấy nhiều người được nhận chỉ do một bài luận hay. Tôi cũng muốn các bạn sinh viên trung học biết rằng mặc dù thật buồn khi bị từ chối nhận vào học tại "Ngôi trường mơ ước” , đó không phải vì bạn không đủ giỏi. Đôi khi những trẻ em cực kỳ thông minh và tài năng lại  bị trượt. Các nhân viên tuyển sinh nhằm mục đích xây dựng một lớp học, chứ không phải để có được bạn."

Friday, November 29, 2013

Nguyên lý Không chắc chắn áp dụng cho Chi phí Tiền trường



Werner Heisenberg đã làm rung chuyển thế giới vật lý hạ nguyên tử với Nguyên lý bất định của mình, thường được biết đến với tên Nguyên lý Về Tính không chắc chắn. Tóm lại, ông nói với các nghiên cứu sinh vật lý rằng họ có thể không bao giờ biết vị trí chính xác và động lượng của một hạt hạ nguyên tử bởi vì quá trình đo lường tự nó thay đổi giá trị của một trong những thuộc tính này.
 
Heisenberg cảm thấy rằng ý tưởng của ông có sự liên quan vượt ra ngoài thế giới hạt hạ nguyên tử, và ông đã xuất bản nhiều tác phẩm về triết học. Dù vậy, có thể nói một cách an toàn rằng ông đã không dự đoán được sự liên quan giữa Tính không chắc chắn và Hệ thống trợ cấp tài chính hiện đại tại Hoa Kỳ.

Dưới đây là Nguyên lý Về Tính Không chắc chắn của chính tôi về chi phí đại học:  

Các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu không thể hoạch định chính xác cho chi phí đại học trong tương lai, bởi vì quá trình lập kế hoạch tự nó ảnh hưởng đến những chi phí này.

Nếu điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, hãy tiếp tục đọc….

Đơn giản hóa việc lập kế hoạch tài chính một cách thái quá. Rất nhiều nhà hoạch định kế hoạch tài chính dùng tài sản tích lũy để tính quỹ học vấn một cách tương đối đơn giản – bằng cách đưa ra vài giả định về loại trường mà bé Johnny sẽ theo học trong 18 năm nữa, gắn vào một tỷ lệ lạm phát của chi phí đại học và một tỷ lệ hoàn vốn kỳ vọng của một khoản đầu tư, và rồi xong!  - Bạn dành ra một khoản tiền hàng tháng để có thể đủ khả năng trang trải chi phí đại học.

Thật ra, các nhà hoạch đinh này đã sai hoàn toàn. Nếu không có cấu trúc hỗ trợ tài chính phức tạp của chúng ta thì mọi việc thật đơn giản. Chắc chắn một người có thể đoán sai về tỷ lệ lạm phát hay mức lãi suất, nhưng mức lợi nhuận từ số tiền gia đình tiết kiệm cho việc vào đại học thì phải gần đúng. Tuy nhiên, tình hình sẽ phức tạp hơn cho các gia đình trung lưu.

Đây là lý do tại sao:

Sự dự đoán đúng về chi phí của các trường nên bao gồm cả việc dự đoán đúng khoản hỗ trợ tài chính. Trong khi giả định khôn ngoan và bảo thủ đã bỏ qua vấn đề hỗ trợ tài chính khi lập kế hoạch chi phí đại học trong tương lai, thì chi phí thực theo kinh nghiệm của nhiều gia đình trung lưu, trong thực tế, lại phản ánh các khoản học bổng, tài trợ và các khoản vay.

Tích lũy tài sản có thể ảnh hưởng đến trợ cấp, và như vậy, sẽ ảnh hưởng tới chi phí tiền trường. Khi một người dự toán chi phí và bắt đầu tiết kiệm cho các chi phí đó, thì chi phí thực tế phát sinh trong tương lai sẽ tăng lên. Điều này không có nghĩa là người ta không nên tiết kiệm, mà điều quan trọng cần lưu ý rằng khoản tiết kiệm đó sẽ làm thay đổi chi phí thực tế trong nhiều trường hợp.

Một số gia đình sẽ có thể tích lũy đủ tài sản để trả toàn bộ chi phí tiền trường của mọi thành viên gia đình. Với chi phí tiền giáo dục trong  bốn năm tại nhiều trường tư nhân đang đẩy lên mức $150,000, và thậm chí là chi phí nhập học tại các trường công cũng tăng nhanh hơn so với mức lạm phát chung, thì tương đối ít gia đình trung lưu sẽ có thể thực hiện được những gì các nhà hoạch định tài chính đề xuất đó là nếu tích lũy các khoản tiền góp và tiền tiết kiệm thường xuyên thì họ sẽ có thể thanh toán đầy đủ chi phí tiền trường cho tất cả con cái của họ.

Có rất nhiều lý do cho việc này. Rõ ràng nhất đó là gia đình có con nhỏ thường chưa định được ngành học của con và đang phải lo các chi phí cao trong việc chăm lo gia đình. Việc phân bổ một khoản tiền tiết kiệm thường là không thể nếu không có nhiều sự từ bỏ một số chi phí quan trọng khác.  Một yếu tố khác trong nền kinh tế ngày nay đó là tiền tiết kiệm hưu trí. Nhiều thập kỷ trước đây, người ta có thể trông cậy vào chính sách kết hợp giữa quỹ hưu của công ty và an sinh xã hội để có thể nghỉ hưu một cách an nhàn. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà sử dụng lao động đã loại bỏ các quỹ hưu rất hữu ích này, chính sách an sinh xã hội thì không chắc chắn cho những người về hưu. Do đó, những gia đình có sẵn một số nguồn thu để tiết kiệm cảm thấy bắt buộc phải đầu tư khoản tiền đó vào các tài sản dành cho quỹ hưu hơn là cho quỹ học vấn.

Khó để có thể dự đoán thu nhập trong tương lai, nếu không phải không thể. Môi trường kinh doanh hiện nay cũng là một nhân tố. Không lâu trước đây, việc người trụ cột trong gia đình chỉ làm cho một công ty trong suốt sự nghiệp là phổ biến, có nghĩa là thu nhập sẽ thay đổi theo các bước tiến hoặc lùi trong sự nghiệp, nhưng vẫn có thể dự đoán được với một mức độ chắc chắn nào đó. Ngày nay, việc làm tại một công ty suốt đời đã lạc hậu, một người làm tại nhiều công ty là chuyện bình thường. Ngay cả các công ty lớn nhất cũng không còn ổn định và dự đoán được nữa. Thậm chí IBM cũng tạm biệt việc “tuyển dụng suốt đời”  khi sa thải hàng loạt nhân viên. Ngày nay, thường là khó khăn để dự đoán trước một vài năm và để hoàn toàn tự tin về mức thu nhập của một người, sẽ còn ít năm hơn nữa trong tương lai.

Các quyết định tài chính khác cũng ảnh hưởng đến chi phí đại học. Chủ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ có thể quyết định chuyển giao tài sản cho con mình để giữ tài sản khỏi tầm kiểm soát của chủ nợ hoặc ngăn không cho các tài sản này trở thành mục tiêu  trong các vụ kiện tụng. Trong khi các quyết định này nhằm đối phó với các phán quyết liên quan tới kinh doanh của tòa, thì nó cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới chi phí đại học trong tương lai do khoản phải trả cao hơn (EFC) trên số tài sản của sinh viên.

Việc chọn trường và nhập học cũng khó và có thể là không thể biết trước được. Trong khi một số phụ huynh có thể cho con vào học tại Harvard hay Purdue, thì thực tế việc tìm trường và nhập học lại là một câu chuyện khác. Thông thường, sinh viên sẽ quyết định lĩnh vực mình yêu thích vào năm cuối cùng của trường trung học, hoặc thậm chí là chưa quyết định được. Tất nhiên, việc được nhận vào học các trường điểm rất khó đoán trước. Đồng thời, một sinh viên chắc chắn được nhận học vào trường tại bang mình sống có thể bất ngờ được nhận học tại Princeton, hoặc có thể quyết định học violin hay ngành sinh học biển muốn học một ngành không có tại bang mình ở. Tóm lại, việc cố gắng để đoán trường nào sinh viên sẽ chọn học hoặc được nhận vào học trước nhiều năm là  hoàn toàn không chắc chắn.

Tài sản không luôn luôn tài sản. Sự không chắc chắn liên quan đến việc dự đoán lựa chọn trường cuối cùng còn tạo ra nhiều biến hơn. Các loại tài sản như tài khoản hưu trí, nhà cửa, vv, có thể được trường này bỏ qua nhưng trường khác lại coi là tài sản sẵn có. Vì không thể dự đoán trường nào sẽ là lựa chọn cuối cùng của sinh viên nên một người không thể dự đoán chính xác loại tài sản nào sẽ được đưa vào xem xét khi tính khoản tiền phải trả (EFC), và do đó, không thể dự đoán chi phí đại học thực tế sẽ là bao nhiêu.  

Kết luận lại, nếu một gia đình có thể nhiều khả năng thậm chỉ là chút ít đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, thì số lượng biến tham gia trong quá trình hoạch định chi phí sẽ làm cho việc dự đoán chi phí đại học thực tế là không thể hoặc không đáng tin cậy.

Các chiến lược tốt nhất cần phải vừa liên quan tới nỗ lực tiết kiệm cho trường hợp "tồi tệ nhất ", đó là chi phí tiền trường tốn kém, không nhận được hỗ trợ tài chính, và phải vừa liên quan tới việc tiết kiệm càng nhiều càng tốt để ít có khả năng dẫn đến việc gia đình phải chi trả tiền trường cao hơn