Pages

Wednesday, November 27, 2013

5 bước nhanh chóng để chuẩn bị tài chính cho việc học Đại học



Ngay cả nếu bạn tin rằng chi phí đại học trong tương lai về cơ bản là không thể biết trước, thì cũng vẫn có một vài bước bạn có thể làm để xác định tình hình tài chính của bạn:

Nếu có thể, hãy tiết kiệm đủ để trang trải  cho kịch bản xấu nhất. Đây chắc chắn là giả định bảo thủ nhất, và nếu có thể tiết kiệm cho kịch bản xấu nhất thì bạn sẽ có thể tiếp cận chi phí đại học mà không cần phải lo lắng. Nó có thể không tối đa hóa gói hỗ trợ tài chính, nhưng bạn sẽ thanh thản và không phải lo nghĩ nhiều.

Nếu bạn có một cố vấn tài chính, hãy chắc chắn người ấy phải giỏi trong vấn đề hỗ trợ tài chính. Thông thường, những cố vấn tài chính rất hiểu luật thuế, nhưng lại không hiểu về hỗ trợ tài chính. Đây là một cách kiểm tra: nếu cố vấn của bạn gợi ý đầu tư hoặc lập chiến lược tài chính, hãy hỏi người ấy rằng khoản đầu tư và chiến lược đó sẽ ảnh hưởng đến việc hỗ trợ tài chính khác nhau thế nào giữa các trường đại học chỉ áp dụng chính sách trợ cấp liên bang (FAFSA) và các trường còn sử dụng thêm hồ sơ khai báo tình hình tài chính của gia đình (CSS Profile). Nếu người đó không thể đưa ra một câu trả lời mạch lạc, hoặc có vẻ như không quen với các thuật ngữ đó thì bạn hãy thuê ngay một cố vấn mới.

Bất cứ điều gì bạn có thể tiết kiệm, không nên tiết kiệm dưới tên con. Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất, và tốn kém nhất các gia đình hay mắc phải khi thực hiện để dành tiền cho việc vào đại học của con. Các trường nói chung sẽ xem xét khoảng một phần ba số tài sản sẵn có của sinh viên để thanh toán chi phí đại học mỗi năm. Vào cuối năm thứ tư, có nghĩa là tất cả 10% số tài sản hoặc tương đương thế sẽ hết. Số tiền tương tự như vậy nếu được tiết kiệm dưới tài khoản của cha mẹ sẽ bị "đánh thuế" khoảng 1 phần 5 của mức tỷ lệ của sinh viên.

Khi có thể và thích hợp, hãy đầu tư vào loại tài sản mà hầu hết các trường không bao gồm khi tính số tiền gia đình sẽ được hỗ trợ (EFC). Rõ ràng rằng, trong việc quản lý tài chính của bạn, sự thận trọng một cách toàn diện phải được ưu tiên hơn những quan tâm về hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, gia đình thường phải cân nhắc các lựa chọn đầu tư hấp dẫn ngang nhau. Nếu một lựa chọn đầu tư không bao gồm khi tính số tiền gia đình sẽ được  hỗ trợ (EFC), thì cần thận trọng khi đầu tư thêm vào lựa chọn đó. Ví dụ, hầu hết các trường không tính tài khoản hưu trí, tài sản nhà cửa, và các tài sản cá nhân như đồ nội thất nhà và xe hơi (Tuy nhiên, một số trường lại tính những thứ này theo nhiều cách khác nhau).  Lưu ý rằng hầu hết những lựa chọn này ít bền vững hơn các tài khoản tiết kiệm hoặc chứng khoán có tính thanh khoản tốt, do đó cần cẩn trọng. Đừng để những quan tâm về hỗ trợ tài chính dẫn bạn đến những lựa chọn đầu tư không tốt.

Đừng đợi cho đến phút cuối! Rõ ràng là càng bắt đầu tiết kiệm sớm chừng nào thì tài khoản tiết kiệm tích lũy được sẽ càng nhiều hơn chừng đó. Không kém quan trọng, nếu bạn cần phải cơ cấu lại tài sản trước khi thanh toán chi phí tiền trường thì hãy làm một vài năm trước khi bước vào trường đại học. Nhà trường sẽ nhìn vào khoản hoàn thuế của bạn từ năm trước (hoặc, bạn sẽ tự báo cáo những con số này trong đơn xin tài trợ liên bang FAFSA, trong hồ sơ của bạn, hoặc trong các biểu mẫu khác). Nếu có những thay đổi đáng kể trong thu nhập hoặc tài sản, thì nhà trường có thể giả định rằng bạn giấu tài sản hoặc đang lừa dối.

No comments:

Post a Comment